ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ VÀ BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ NHÀ NUÔI YẾN

NẾU BẠN KHÔNG MUỐN CƠ HỘI HÀNG TỶ ĐỒNG NÀY VÀO TAY NGƯỜI KHÁC THÌ HÃY ĐĂNG KÝ NHANH VÀO Ô BÊN DƯỚI!
 
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ 100%
 

Tên
Email
Phone




(Bạn kiểm tra email sau khi đăng ký)

BẢNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 03. 2012

Thông tin hoạt động thực tế trong tháng 03.2012, Thanh Thịnh gởi đến bạn BẢNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 03. 2012, bao gồm các thông tin sau:
  1. Tổng quan về Thanh Thịnh
  2. Các dự án hoàn thành và hoạt động trong tháng 03.2012
  3. Các dự án đã khảo sát và tư vấn trong tháng 03.2012
  4. Kinh nghiệm đầu tư nhà nuôi yến thành công: LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC NHÀ NUÔI YẾN
Xem chi tiết, bạn download TẠI ĐÂY

HÌNH ẢNH NHÀ YẾN THANH THỊNH ĐANG TIẾN HÀNH KHẢO SÁT

NHÀ YẾN CHÂU ĐỐC_ AN GIANG

NHÀ YẾN NHƠN TRẠCH_ ĐỒNG NAI

NHÀ YẾN U MINH_ CÀ MAU



NHÀ YẾN BẠC LIÊU

NHÀ YẾN BẠC LIÊU

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

THỨC ĂN CỦA CHIM YẾN

Phù Du đuôi dài
Thức ăn của chim yến là nhiều loài côn trùng, trong đó có nhiều loài gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người, nên nuôi chim yến được coi là một phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại cho môi trường.
Chim yến kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50m, thường ở 30-50m. Chim yến kiếm ăn từ 5h sáng và có thể đến 20 giờ tối mới trở về (tùy theo từng vùng). Chim kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi.

Ruồi Trâu
 Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối (như muỗi, phù du…), từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi. Nhìn chung, ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng, chân khớp là có thức ăn cho chim yến.
Thường các côn trùng chân khớp này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn. Nhà yến làm dọc theo các dòng khí lưu này có nhiều khả năng thu hút chim yến hơn các nơi khác.
Ong Kiến
 Tuy nhiên, chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.
Một số cây họ si đa như sung, gừa, si, đa... có trái có nhiều côn trùng nhỏ, hay những cây có hoa hấp dẫn côn trùng như keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước... cũng là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến.
Muỗi
 Thức ăn cho chim yến: ruồi quả (ruồi đấm), ong kiến, muỗi, phù du, mối cánh, bọ rầy, mọt, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ …

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

YẾN SÀO GÒ CÔNG_ THƯƠNG HIỆU CỦA TƯƠNG LAI


Đất lành chim đậu

Xã Long Bình (huyện Gò Công Tây) hiện có nhiều hộ nuôi chim yến nhất vùng Gò Công, tổng cộng gần 20 hộ. Bà con ở đây cho biết, chim yến bắt đầu đến làm tổ ở xã Long Bình vào đầu thập niên 1970. Một hôm, gia đình ông Lê Thành (ấp Khương Ninh) bỗng thấy loại chim lạ vào làm tổ trong nhà mình, nhưng không ai biết đó là loài chim yến mà tổ của nó (yến sào) có giá đắt như vàng. Vì không biết giá trị của nó, nên chủ nhà chỉ để nuôi cho vui, chứ không khai thác huê lợi. Về sau căn nhà này được bán cho ông Mười Thiết và chính ông mới phát hiện và tìm cách nuôi chim yến trong nhà vào năm 1990.

Từ hộ ông Mười Thiết, nghề nuôi yến được truyền sang hộ ông Nguyễn Văn Dành – anh vợ ông Thiết – và lên đến mấy chục hộ trong xã Long Bình như hiện nay. Nghề nuôi yến cũng truyền sang các xã khác của huyện Gò Công Tây, sang huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Yến sào Gò Công bắt đầu có vị trí trên thị trường. Những ngôi nhà tiền tỉ được  xây 4 tầng có chừa lỗ cho yến vào kèm theo những thiết bị hiện đại như máy phun sương, máy phát âm dụ yến... xuất hiện ngày càng nhiều ở Gò Công.

Ông Mười Thiết cho biết, hiện giá bán tổ yến Gò Công hàng thô trên thị trường khoảng 35 triệu đồng/kg. Nếu chế biến sạch, giá bán khoảng 50 triệu đồng/kg. Giá này vẫn còn thấp hơn giá tổ yến Khánh Hòa khoảng 20%, nhưng ông Thiết tin tưởng với tay nghề ngày càng nâng cao, đầu tư ngày càng đúng chuẩn, chất lượng tổ yến ở Gò Công sẽ ngày càng được nâng lên.

Con đường còn dài

Theo khảo sát của ngành tài nguyên – môi trường tỉnh Tiền Giang, thì vùng ven biển Gò Công có khí hậu thoáng đãng, trong lành, phong phú phù du và côn trùng. Những yếu tố “đất lành” đó đã dẫn dụ chim yến tìm đến sống, làm tổ. Chim yến Gò Công nhỏ nhưng khỏe, bay cao, đi kiếm ăn xa.

Mỗi năm chim đẻ 3 lần, mỗi lần 2 trứng. Hiện ở Gò Công có 2 mô hình nuôi chim yến: Nuôi tự nhiên và dùng phương pháp dẫn dụ. Nuôi tự nhiên là tạo môi trường thân thiện, thuận lợi để chim yến tự tìm đế sống, làm tổ. Còn nuôi dẫn dụ là dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để gọi dụ bầy chim yến về. Nhiều ngôi nhà được xây dựng và trang bị phương tiện tiền tỉ để dẫn dụ chim yến.

Tuy nhiên, số trường hợp “dụ” yến thành công hiện cũng chỉ hơn 50. Vì vậy, ai “dụ” yến thành công, người đó làm giàu nhờ tổ yến có giá rất cao, còn ai không “dụ” được yến thì chỉ có nước sạt nghiệp vì nhà xây cho yến “ở” không thể chuyển qua mục đích khác, hoặc phải đầu tư sửa chữa rất tốn kém.

Mọi chuyện vẫn chỉ mới bắt đầu, phía trước là con đường còn dài cho nghề nuôi yến ở Gò Công. Tương lai của ngành nghề độc đáo này ở Gò Công sẽ sáng sủa hơn khi Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp cùng góp sức với người nông dân Gò Công để phát triển nghề nuôi yến.


Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

NGHỀ NUÔI YẾN_ ĐÁNH THỨC MỘT TIỀM NĂNG


Một Kg Yến sào được bán trên thị trường quốc tế với giá từ USD 1800 đến 2300. Ðây được coi là một thứ vàng trắng, một loại thực phẩm và thuốc chữa bệnh cao cấp mà cung chưa bao giọ đáp ứng đủ cầu trên thị trường quốc tế.

Yến sào, vàng trắng trong nhà

Khi nói đến Yến sào, ta thường nghĩ tới một loại thuốc, thực phẩm thượng hạng được lấy từ những vách đá treo leo chết người ngoài biển khơi. Nhưng ít người biết rằng Yến có thể được nuôi trong chính căn nhà của mình nằm cách bờ biển hàng trăm cây số. Với gía trị thương mại khoảng 1800 đến 2300USD/Kg, yến sào được coi là một trong những loại thực phẩm đắt nhất. Chính bởi vậy, một căn nhà yến với thu hoạch khoảng 25kg/năm có thể đem lại 40 000 USD cho người chủ sở hữu. Tại Indonesia và Malaysia, cá biệt có những căn nhà cho thu nhập đến 70.000USD/năm.

Giá trị của Yến sào luôn ở mức cao bất thường lý là do thị trường tiêu thụ chưa bao giờ được đáp ứng đầy đủ cũng như giá trị dinh dưỡng đặc biệt của loại thực phẩm này. Trong thành phần Yến sào chứa tới 40-50% Protein, hàm lượng mỡ rất thấp chỉ 0,00-0,13%, nhiều loại Acid amin rất cần thiết chỉ có trong Yến sào.

Nhà Yến ở Indonesia

Tổ Yến còn chứa hơn 10 loại nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích sản sinh tinh trùng và trứng. Tổ Yến chứa khoảng 8%. Acid sialic rất cần thiết trong việc tạo mới tế bào. Chính vì vậy dùng thường xuyên Yến sào sẽ giúp đẹp da, chống lão hóa và tăng tuổi thọ, ngăn ngừa các khối u. Người Trung Hoa coi đây là loại thuốc cải lão hoàn đồng thường được dùng dâng vua chúa và các bậc quyền quý.

Trong những năm gần đây nhu cầu Yến sào tăng mạnh trên thị trường thế giới do người tiêu dùng ngày càng nhận thức được giá trị dinh dưỡng và phòng chữa bệnh đặc biệt của loại thực phẩm cao cấp này. Tuy Yến sào có thể tìm thấy ở nhiều nước Ðông Nam Í, Ấn Ðộ và Srilanka, nhưng phần lớn nguồn Yến sào thương phẩm được đổ vào Hồng Kông trước khi quay trở lại các thị trường tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ðài Loan, Singapore, Malaysia hay Mĩ. Khoảng 70% lượng Yến sào thương phẩm hiện nay được xuất phát từ Indonesia và Malaysia, trong đó hầu hết là Yến lấy trong nhà nuôi do nguồn thiên nhiên đã bị khai thác quá mức.


 Tình hình sản xuất Yến sào ở Việt Nam.

Những số liệu thống kê cho thấy hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng 3000Kg Yến sào. Tất cả lượng thành phẩm này được coi là khai thác từ những đảo Yến tại Khánh Hòa, Bình Ðịnh và Quảng Nam. Việc nuôi Yến một cách khoa học gần như chưa được thực hiện ngoại trừ ở một số căn nhà tại Ninh Thuận, Gò Công và TP HCM. Nhiều người không nhận ra Yến đang sống trong nhà nên đã tìm cách giết, đuổi đi hoặc đôi khi phát hiện ra thì coi đó là của trời cho và giấu kĩ để làm lợi cho riêng mình. Chính việc khai thác tự phát, thiếu kĩ thuật và thiếu nhận thức và tiềm năng phát triển của một ngành mới này đã dẫn đến việc chậm trễ của nước ta trong việc phát triển một ngành chăn nuôi mang lại lợi nhuận rất cao.

Tại Ấn Ðộ, Srilanka, Indonesia hay Malaysia, những đảo Yến được giao cho tư nhân quản lý bằng những hợp đồng khai thác trong vòng vài ba năm. Chính vì tính ngắn hạn của hợp đồng này đã khiến những công ty tư nhân khai thác các đảo Yến một cách triệt để mà không quan tâm đến việc đầu tư bảo tồn đàn Yến. Hiện tại Yến đảo từ Ấn Ðộ và Srilanka đã biến mất trên thị trường thế giới. 

Tại Việt Nam, nhờ chính sách quản lý chặt chẽ của nhà nước mà các đảo Yến vẫn được bảo tồn và phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa và nguồn khai thác tự nhiên thì không thể đạt tới mức phát triển nhảy vọt nhằm khai thác tốt tiềm năng to lớn ở Việt Nam. Mặt khác khai thác Yến sào tại các đảo Yến tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước đã ngăn cản hoàn toàn sự tiếp cận của những nhà đầu tư tư nhân vào ngành. Vậy cách nào để có thế đẩy mạnh được sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu và làm giàu cho người dân Chỉ có phát triển phương pháp nuôi trong nhà mới đáp ứng được câu hỏi đó.

Những nước trong khu vực họ làm thế nào???

Với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tương tự nước ta. Indonesia đã phát triển công nghệ nuôi Yến trong nhà từ những năm 1990. Hiện tại với hơn 200.000 căn nhà, Indonesia dẫn đầu trong thị trường Yến sào thương phẩm thế giới. Tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với hơn 5000 căn nhà đã được xây dựng tại mỗi nước.

  
Phố Yến ở Indonesia

Không phải loài Yến nào cũng có thể nuôi được trong nhà. Chỉ có loài Aerodramus là có thể cho tổ trong nhà nuôi. Tuy nhiên quy trình công nghệ mới có thể cho phép ấp nhân tạo và thay trứng các loài khác bằng Aerodramus để gây đàn. Những kĩ thuật thu hút Yến vào sinh sống trong nhà như âm thanh, phun nước mưa, tạo mùi bầy đàn, tạo tổ giả đã được quy trình hóa và thực hiện bằng những thiết bị được sản xuất sẵn. Nhà nuôi và những ô bằng gỗ (nesting plank) cũng được tiêu chuẩn hóa giúp người nuôi không phải mò mẫm trong quá trình đầu tư xây dựng và đảm bảo khả năng thành công cao nhất. 

Tại Indonesia, chủ nhà yến lớn nhất sở hữu tới hơn 70 căn nhà. Theo Tiến sĩ sinh vật học Elisa Nugroho-Chủ tịch hiệp hội những người nuôi Yến Indonesia, là người được coi là đã phát minh ra ngành nuôi Yến trong nhà thì “Tỉ lệ thành công là 95% với những căn nhà cũ, cải tạo đúng kĩ thuật và nằm trong vùng sinh sống của Yến‍.

Ðánh thức một tiềm năng

Ðiều kiện sinh cảnh lý tưởng cho Yến là trong vùng có 30% rừng cây, 20% mặt nước, 50% đồng lúa và cây bụi thấp với khí hậu nóng ẩm. Vùng từ Nam đèo Hải Vân trở vào ở nước ta là nơi rất thuận lợi để phát triển ngành Yến sào. Ðặc biệt Yến Aerodramus Fuciphagus đã được phát hiện rất nhiều ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Cà Mau và vùng ven TP HCM.

Việc phát triển ngành nuôi Yến trong nhà đã được nói đến từ hơn mười năm nay nhưng vẫn đang dậm chân tại chỗ và được ít người biết đến. Tổng kim ngạch xuất khẩu Yến sào hàng năm khoảng 4 triệu USD đang dựa hoàn toàn vào nguồn khai thác tự nhiên. Trong khi đó một ngành chăn nuôi lợi nhuận cao đầy tiềm năng vẫn đang khắc khoải chờ các nhà đầu tư gõ cửa.


Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CÁCH PHÂN BIỆT TỔ YẾN SÀO THẬT VÀ GIẢ

Cách 1 : Đây là cách thử có độ chính xác cao nhất. Quý khách hàng lấy 1 ít Tổ Yến ngâm nước. Nếu là Tổ Yến giả gặp nước sẽ nở ngay sau 2-3 phút và sau đó sẽ nhão ra vì do cấu trúc là tinh bột. Nếu là Yến thật khi ngâm, đun sôi sẽ không tan và nhão mà chỉ thành những sợi Yến nguyên vẹn. Nếu Tổ Yến không nhão ra, có thể Tổ Yến đó làm giả tinh vi, ta tiếp tục đem đun sôi khoảng 5 phút. Nếu là Yến giả hoặc hàng kém chất lượng (có pha, không nguyên chất) sẽ tan ra hết hoặc tan ra một lượng lớn tùy theo lượng pha không nguyên chất. Đối với Yến thật sẽ nở ra và không tan. Quý khách có thể thử thêm tiếp cách sau khi đun sôi Yến :
      • Quý khách nhỏ thuốc Luigon (loại thuốc đặc trưng để xác định tinh bột) vào nồi Yến đang đun sẽ cho phản ứng tạo màu xanh (không còn màu khi đun sôi để nguội). Riêng Tổ Yến thật (không pha trộn) sẽ không có phản ứng tạo màu vì không có tinh bột.
      • Yến giả khi đun có mùi carbonat natri rất hắc. Khi sôi có nhiều bọt, để qua đêm có màu vàng, hôi như bị thiu. Yến thật khi đun sôi ít bọt, có mùi đặc trưng của Yến.
Cách 2 :  Cho tổ Yến vào dung dịch iốt, nếu là Yến giả sẽ chuyển sang màu xanh, do tinh bột tác dụng với iôt biến thành màu xanh. Đối với Yến huyết - Yến sào có màu đỏ, hoặc hồng, khi nhúng một ít vào nước trà (hoặc chè xanh) nếu gặp Yến giả nhuộm ôxit sắt thì chúng sẽ phản ứng hoá học và đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong nước, tổ Yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ Yến thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100C nó vẫn còn nguyên màu sắc.
 
Cách 3: (dành cho Quý khách đã và đang sử dụng Yến Sào thật hoặc giả) :
      • Đối với Yến thật : có mùi Mốc đặc trưng khi để nguyên tổ, khi đun sôi có mùi tanh đặc trưng còn gọi là mùi Yến Sào. Khi đun sợi nở, không tan và không nhão. Tùy theo độ tuổi của Yến sẽ cho sợi dai theo độ tuổi của tổ. Trên thị trường hiện nay thì Tổ Yến già thường có giá thành phẩm cao hơn vì sợi to và dai hơn khi ăn.
      • Đối với Yến giả: có mùi tanh của cá, mực . . . .thâm chí có Tổ có mùi chất tẩy trắng. Khi đun sôi sợi nhão và tan ra vì có cấu trúc là tinh bột.


          Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CÔNG DỤNG CỦA TỔ YẾN



1. Tổ yến trị được bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi, ho nhiều và hen suyễn mãn tính, tổ yến rất thích hợp cho phụ nữ đang mai thai (khuyên dùng sẽ giúp trẻ sơ sinh thông minh và không bị sinh non vì không đủ kgs)

2. Tổ yến: Làm thức ăn bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng, già yếu.


3. Tổ yến: tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể con người,trị được bệnh ung thư và được áp dụng hóa trị và xạ trị trong bệnh nhân ung thư.

4. Tổ yến: giúp bảo vệ da, tái tạo tế bào da, chống lão hóa và sản sinh hồng cầu, giúp làn da luôn tươi trẻ, mềm mại. Chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.


5. Tổ yến: đối với những bệnh nhân lao phổi nặng, yến sào có khả năng hỗ trợ phục hồi và tiêu trừ sạch mầm bệnh cho bộ phổi.

6. Tổ yến được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường sức khỏe sinh lực, cải thiện giọng nói.


Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

THANH GỖ LÀM NHÀ YẾN

Trước đây, chim Yến thường vào làm tổ tại những căn nhà hoang, những ngôi nhà mái ngói, vòm rộng như rạp hát, nhà kho, chợ,trường đại học...thường được Yến thích và an tâm sinh sống trong những mùa gió bão. Lâu dần những ngôi nhà đã trở nên quen thuộc với loài Yến tổ trắng, chúng tập trung ngày càng đông và làm tổ trên những thanh đà (thường làm bằng gỗ tếch), trên tường...

Những người đầu tiên khám phá và nghiên cứu về chim Yến đã dựa vào những đặc điểm đó để làm nhà nuôi Yến. Bắt đầu bằng gỗ tếch, tấm xi măng,sau một thời gian dài trải nghiệm đã có một số vật liệu tối ưu hơn để thay thế. Thực chất phần gỗ rất quan trọng do đó là nơi chim trực tiếp làm tổ, xem như làm hộ khẩu cả đời, khi phần này gặp sự cố rất khó để thay đổi mà không làm ảnh hưởng tới chim. 

Trước đây nhiều người sử dụng những loại gỗ tại địa phương để làm giảm chi phí như gỗ dừa, cây tràm, cây trâm, xoan....Thậm chí cây thông dầu, có người tự đỗ những tấm lam bằng xi măng, đá thiên nhiên và trong thời gian đó, những ngôi nhà này dường như không gặp khó khăn gì trong việc dẫn dụ chim về ở và làm tổ. Như ở Kiên Giang, hơn 10 ngôi nhà xây dựng trong những năm trước 2010, đóng tổ bằng cây thông dầu nhưng lượng chim ở rất đông. 

Những vật liệu làm tổ truyền thống đã không còn hấp dẫn và cạnh tranh, lượng chim ở ít, lâu làm tổ, bị rớt tổ....Những công ty chuyên nghiệp đã nghiên cứu một số vật liệu mới như tấm SWO2, tấm xi măng đúc theo công nghệ cao, tấm gỗ nhựa, gỗ meranti của Malaysia....Nhưng càng làm cho chủ nhân những nhà nuôi Yến càng thêm mơ hồ và rất dễ bị sai phương hướng. 

Để biết được hiệu quả của những vật liệu mới này, họ phải trả một giá quá đắt và sau một thời gian dài mới thấy được. Tất nhiên họ không thể quá tin vào một đơn vị tư vấn vì những ý kiến tư vấn đưa ra hầu hết đều mang tính thương mại. Bên cạnh đó là những nguồn gỗ giả,gỗ tạp trộn lẫn, gỗ chất lượng kém, mối mọt, nấm mốc mà khách hàng không thể nào phát hiện được.



 Vậy đâu là chọn lựa sáng suốt nhất? Chúng tôi đã xem rất nhiều nhà Yến gặp thất bại do phần thanh gỗ làm tổ, những ngôi nhà Yến đóng tổ bằng tấm lam kém chất lượng (đa phần do chủ nhà tự làm ) khi bị thiếu ẩm sẽ làm rớt tổ, chim bỏ đi...gỗ dừa chất lượng kém, nhanh bị hư hỏng, một số loại khác không cạnh tranh nổi do mùi gỗ nồng, mặt gỗ cứng. 

Thật ra bản chất của vấn đề là một vật liệu có mùi chim ưa thích, mặt gỗ mềm cho chim dễ làm tổ,độ bền cao, dễ thi công....Hiện nay có 2 loại đáp ứng được những yêu cầu này và được nhiều công ty chuyên nghiệp sử dụng, đó là Meranti nhập khẩu Malaysia, nguồn gốc từ cây Hopea và Shorea, và một loại thông đặc biệt của Việt Nam, xuất xứ từ vùng tây nguyên.


Nhưng loại Meranti thường giá thành rất cao (25-30 triệu VNĐ/m3), và cũng rất khó tìm được một nguồn gỗ bảo đảm, thường bị trộn lẫn với những loại gỗ rẻ hơn nhưng nhìn khó phân biệt như xoan, chò chỉ. Gỗ thông đặc biệt của Việt Nam (thông ba lá) giá trung bình sau sấy khô, bào rãnh, cắt theo quy cách nhà Yến từ 11 đến 15 triệu VNĐ/m3, màu sáng, mềm, nhẹ, mùi dịu làm chim rất thích nhất là những thanh gỗ tươi. 

Hiện nay đa phần nhà Yến đều sử dụng loại gỗ này vì hiệu qua đã được chứng minh qua rất nhiều công trình. Trước đây loại gỗ này được dùng để đóng Coffrage (cốp pha), độ bền cao nhưng phải trong điều kiện môi trường cho phép,do đó cần được sấy khô đạt 10% độ ẩm. 

Nếu chọn được lô gỗ có chất lượng bảo đảm, kết hợp với việc duy trì hệ thống tạo ẩm hợp lý, ổn định,mặt sàn không bị thấm thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm cho nhà Yến của mình.


Gỗ thông làm tổ Yến đang được ưa chuộng

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

HOÀN THÀNH NHÀ NUÔI YẾN TẠI LONG KHÁNH

Ngày 01/03/2012 Công ty TNHH Thanh Thịnh hoàn thành nhà nuôi yến tại Long Khánh và hiện tại đã chính thức đi vào hoạt động

Một số hình ảnh nhà nuôi yến Long Khánh:







Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN


Xây dựng nhà yến là một công việc đầu tiên phải làm khi bước chân và lĩnh vực nuôi chim yến, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn những điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà yến tạo sự khởi đầu thành công.

1. Địa điểm:
Khảo sát để biết lượng chim trung bình tại khu vực muốn xây dựng. Trung bình trên 10 cặp là có thể xây. Cần xét thêm về sinh cảnh khu vực muốn xây, nếu gần vùng biển, sông hồ, gần vùng đầm lầy hay rừng cây có nguồn thức ăn dồi dào, khu vực có khí hậu ôn hòa hơn những vùng lân cận… thì sản lượng thu hoạch sau này cao hơn.
Tránh xây dựng nơi đã có quá nhiều nhà nuôi yến do nhiều chi phí, độ rủi ro cao.
2. Diện tích:
Tùy thuộc vào khả năng của chủ đầu tư

Kích thước nhà nuôi yến lý tưởng là: rộng >=6m, dài >=15m, cao >=2 tầng. 
3. Những yếu tố kỹ thuật căn bản:
Phần xây:
- Nên làm tường 2 lớp, thông gió chéo, mái đỗ sàn có lớp đệm để bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm cho một quá trình lâu dài.
- Chống thấm và thoát nước mặt sàn tốt (phần quan trọng), có nhiều cách làm bảo đảm và tiết kiệm như sử dụng lưới, nylon…
- Bố trí hồ nước trong nhà (tầng trệt) để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, hỗ trợ hệ thống tạo ẩm.
- Độ cao mỗi tầng trung bình 3m đến 3,5m.
- Phòng lượn thông suốt, bảo đảm cho chim sải cánh thoải mái, diện tích tối thiểu 20m2. Độ cao tối thiểu 2m tính từ mái sân thượng, bố trí thông gió, cách nhiệt.


4. Lắp đặt nhà Yến : bao gồm 4 phần căn bản.
Phần gỗ:
 
- Là phần quan trọng do chim trực tiếp làm tổ, được gắn trực tiếp lên trần nhà theo quy cách 30 x 90cm; 40 x100cm; 40 x 120cm.
- Những điểm cần lưu ý: gỗ chuyên dụng nhà yến đã qua sấy khô, bào rãnh cho chim bám. Mặt gỗ rộng 15; 20cm, dày 2cm. Phần mặt dài của ô gỗ (90,100,120) phải đặt vuông góc với hướng vào của chim (song song với miệng lỗ).
- Lắp gỗ phải bảo đảm vuông góc, đều, không được hở trần.


Phần âm thanh:
 
- Loa góc trong nhà: Sử dụng loại loa chuyên dụng (đế thạch anh), lắp và đi dây theo bản vẽ chi thiết của kỹ thuật. Trung bình 100m2 sử dụng 30 cặp loa. Đi dây theo chuẩn Hifi.

- Loa dẫn dụ: Sử dụng những loại loa chuyên dụng công xuất lớn hơn loa góc, đặt tại những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống.

- Loa miệng lỗ: Sử dụng một loa đặc biệt âm thanh lớn làm loa trung tâm miệng lỗ (loa hút chim), bên cạnh đó hỗ trợ bằng 2 loa dẫn dụ.

- Loa mái nhà: Loa có tần số cao để gọi chim từ xa về tập trung trên mái nhà yến,thông thường sử dụng loại loa có họng dài để khuếch đại tần số, làm bằng nhựa hoặc gang, chống được nước mưa, đế thạch anh tạo độ bền cao, đặt trên đỉnh mái nhà, có độ nghiêng để nâng cao tần số khuếch đại và giảm tiếng ồn.

- Ampli: Sử dụng ampli riêng biệt cho mỗi hệ thống loa. Loại ampli chuyên dụng của Malysia có đầu đọc USB, thẻ nhớ như Denn, Nikodo, Nippon...sử dụng rất tốt. Điều chỉnh âm lượng của từng hệ thống sao cho phù hợp, giảm dần từ loa mái nhà vào đến loa góc.

- Tiếng chim: Gồm tiếng ngoài nhà, tiếng trong nhà và tiếng miệng lỗ (sử dụng trong trường hợp chim về nhiều nhưng hạn chế ra vào miệng lỗ trong thời gian dài).

Phần tạo ẩm Gồm hệ thống tạo ẩm trong nhà; ngoài nhà.

Trong nhà : Dùng béc phun sương hoặc một số máy phun sương chuyên dụng nhập khẩu Malaysia để duy trì độ ẩm ổn định, tránh phun gần phần gỗ hay để đọng nước ra sàn. Không được phun qúa nhiều, tùy theo thời điểm khí hậu và đặc điểm địa lý để cài đặt giờ phun hoặc mức phun tự động.

Ngoài nhà : Làm mát hệ thống mái nhà, cho chim tắm trong những ngày nắng nóng. Sử dụng những béc phun lớn tạo hơi sương, hạ thấp nhiệt độ và nâng độ ẩm cho một khoảng không khí bảo phủ quanh mái nhà, giúp chim cảm nhận được sự khác biệt so với những vùng lân cận. Thời điểm cần duy trì thường xuyên: 12h – 17h30.
- Hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm bằng hồ nước, thùng nước đặt trong nhà (tránh làm hồ nước những tầng trên).
- Làm hào nước quanh nhà để ngăn chặn kiến, gián, chuột và hỗ trợ luồng không khí mát cho hệ thống thông gió.
Phần hóa chất : gồm 2 loại
- Hóa chất tạo mùi: Tạo mùi bầy đàn, xóa đi những mùi không cần thiết như mùi gạch đá xi măng, mùi do thi công, mùi gỗ…Tạo nên một bầu không khí như có hàng trăm cặp chim đang ở trong nhà. Thông thường sử dụng 4 loại kết hợp: KW3, PW, bột mùi (trắng) và phân chim thật.

- Hóa chất kích thích (hormone; pheromone): kích thích tuyến nước bọt, tạo mùi hưng phấn cho chim ở lại và làm tổ.Sử dụng nhiều trong trong trường hợp chim vào nhà nhiều nhưng ít ở, ít làm tổ.
Những phần phụ trợ khác
Timer cơ: Cài đặt hệ thống tự vận hành cho nhà Yến.

Đèn chống cú: bàn chông chống cú: Ngăn không cho chim săn mồi bay vào nhà Yến.

Lọc nước: Chống phèn, tạo nguồn nước sạch cho hệ thống tạo ẩm hoạt động tốt.

Camera: đầu ghi: Giúp theo dõi nhà Yến từ xa, tránh ra vào làm ảnh hưỡng tới chim trong thời gian đầu 
thăm dò nhà Yến.

Bộ dự trữ điện: Có thể dùng bình Acquy xe hơi kết hợp với Inverter tự động đảo chiều để duy trì cho hệ thống âm thanh hoạt động những khi mất điện

Tổ giả Gắn gần loa trong nhà để chim yên tâm ở lại trong thời gian chưa làm tổ, và những con chim non tự tin quẹt tổ trong lần đầu sinh sản…

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ YẾN



Để chuẩn bị cho công tác đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, một số công việc cần chuẩn bị cần thiết như sau:

1. Thu thập thông tin đầu vào: Tìm hiểu sơ về chim yến; Tìm hiểu sơ về kỹ thuật tổ chức quản lý khai thác nhà nuôi chim yến; Tìm hiểu thông tin chi phí đầu tư; Tìm hiểu thông tin về nơi xây dựng nhà yến (Nếu đã có người nuôi trong phạm vi 500m thì không nên nuôi); Tìm hiểu nguyên tắc chính để thành công việc nuôi chim yến.

2. Thu thập thông tin đầu ra: giá bán/kg tổ yến; nơi tiêu thụ; cách quản lý khai thác.

3. Ước tính hiệu quả dự án đầu tư: tính toán hiệu quả đầu tư dự án, nếu hiệu quả và có đủ điều kiện cần thiết thì thực hiện bước kế tiếp, nếu không thì quyết định ngưng dự án.

4. Tiếp cận với các công ty tư vấn xây dựng nhà yến để được tư vấn thêm.

5. Tổ chức khảo sát nơi xây dựng nhà yến: khảo sát lượng chim qua phát loa gọi chim, khảo sát đất / nhà. Nếu kết quả đo có một số lượng chim nhất định và vị trí đầu tư cho phép thì quyết định đầu tư.



Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ LẤY TỔ: RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Sau những loạt phóng sự, bài viết của các phương tiện truyền thông, báo chí,cộng với những tin đồn về những ngôi nhà Yến thu nhập hàng tỷ đồng mỗi tháng đã dấy lên sự quan tâm của dư luận. Những căn nhà Yến được ồ ạt dựng lên. Một số rất thành công,đạt doanh thu hàng chục đến trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà Yến với mức đầu tư hàng tỷ đồng nhưng sau 1,2 năm vẫn chưa có thu hoạch hoặc có nhưng rất ít.

Theo chúng tôi, mọi việc rõ ràng không đơn giản như người ta thường nghĩ. Nhưng nếu biết thận trọng, kiên nhẫn và đặt một nền tảng vững chắc cho ngôi nhà Yến của mình, khách hàng sẽ yên tâm về một chỗ dựa kinh tế cho tương lai.

Rủi ro :

- Do sai quan niệm : một số người không hiểu rõ bản chất của nghành nuôi chim Yến nên quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao, hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn. Nên khi chim Yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa chim sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định,những trường hợp này thường tự ý thay đổi bố trí nhà Yến, thay đổi tiếng chim,thường xuyên ra vào…

- Do sai kỹ thuật : rất nhiều trường hợp mắc phải lỗi này. Nghành nuôi chim Yến phát triển, nhu cầu xây dựng nhà nuôi chim nhiều.Và kiến thức của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Lợi dụng điểm đó, rất nhiều cá nhân dù biết sơ qua một vài mô hình nhà nuôi Yến đã mạnh dạn lập công ty hay tự đứng ra nhận xây nhà nuôi chim Yến. Nhưng những cá nhân này và cả khách hàng không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp khó khăn như chim về ít, tỉ lệ ở không đạt…thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

- Do nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý : quá kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại của việc nuôi chim Yến, nhiều người đã vay mượn, cầm cố thế chấp tài sản để xây dựng một căn nhà chim mà quên rằng trung bình sau 1 năm từ khi bắt đầu đưa nhà Yến vào hoạt động mới bắt đầu có được thu hoạch.

- Do quy mô & địa điểm không phù hợp : ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi Yến. Xây dựng những căn nhà Yến diện tích lớn là hoàn toàn sai lầm. Những căn nhà Yến có diện tích trung bình 200m2, nếu chim ở đạt đến mức tối đa thì thu hoạch hàng tháng lên đến 5kg tổ thô,một con số không dễ dàng đạt được. Nếu xây dựng một diện tích lớn hơn phát sinh quá nhiều chi phí, công quản lí mà phần diện tích dư thừa nhiều.

- Do quản lý không tốt : sau khi đưa nhà Yến vào hoạt động, phần theo dõi tiến triển, theo dõi hoạt động máy móc, điều chỉnh hệ thống auto cho phù hợp.

Lợi nhuận :

- Những căn nhà Yến thành công trong khắp cả nước đã chứng minh cho những giá trị kinh tế và tiềm năng to lớn mà một căn nhà Yến mang lại. Giá Yến tổ trắng thô trung bình trên thị trường vào khoảng 35 triệu/kg. Ở những khu vực mật độ chim hoang dã dày (tính trên lượng chim & số lượng nhà nuôi), nếu xây dựng căn nhà Yến bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, trung bình sau 1 đến 2 năm có thể đạt mức thu hoạch 1kg/tháng. Nhưng thông thường đây là những căn đầu tiên xây dựng tại khu vực.

- Mỗi năm chim Yến sinh sản 2-4 lần,mỗi lần trung bình 2 trứng, tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu, nơi ở..Và với đặc tính chung thủy của chim Yến, người nuôi có thể chắc chắn sau 1 năm số lượng chim trong nhà sẽ tăng trưởng từ 2 đến 4 lần.

- Giá trị của tổ Yến sẽ khó giảm trong tương lai cho dù lượng nhà nuôi đang phát triển nhanh về số lượng do nhu cầu ăn tổ Yến trong và ngoài nước còn rất nhiều, những đơn hàng xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hiện nay vẫn chưa đáp ứng được.

 Vậy, đâu là bản chất thật sự của nghành nghề này? Liệu nghề nuôi chim Yến có là một cơ hội làm giàu hay chỉ tiềm ẩn những rủi ro lớn??? Để tìm hiểu thêm thông tin về nghề nuôi yến xin vui lòng đăng ký tại đây
http://baogia.nuoichimyen.org

PHONG TRÀO NUÔI CHIM YẾN TẠI GIA Ở SÀI GÒN


Hồi hộp dụ yến về, sáng dõi theo khi đàn rời tổ kiếm ăn, chiều muộn lại bật camera để xem chúng về nhà, rồi chờ yến tìm bạn tình, sinh con, làm tổ... để thu hoạch là những thú vui nhàn nhã của người theo nghề này ở Sài Gòn.



Trong khi nhiều người lùng mua đất nền ở huyện Cần Giờ để đầu tư nuôi chim yến thì tại nội đô Sài Gòn đã có nhiều hộ gia đình kinh doanh mô hình này. Hiện giá thu gom tổ yến trên thị trường 1.500-2.000 USD mỗi kg, nếu thành công sẽ thu được tiền tỷ nên ngày càng có nhiều người thử sức với nghề nuôi yến.

Mày mò nghiên cứu và bắt tay vào kinh doanh được hơn 3 năm, ông Lê Văn Hà, ngụ quận 10, chia sẻ với VnExpress.net: "Từ tìm hiểu đến say mê và làm liều thử nghiệm, rồi chờ yến về nhà mình làm tổ là quãng thời gian hồi hộp. Đổi lại, tôi cũng tìm thấy niềm vui nho nhỏ để khích lệ mình".

Khảo sát mô hình nuôi yến ở nhiều nơi, ông Hà tầm sư học đạo từ một người có thâm niên nuôi và buôn bán yến sào mấy chục năm. Từ đó, người học việc mạnh tay chi tiền đầu tư công nghệ, hệ thống camera cho nhà yến. Với máy móc hiện đại, ông bắt đầu dẫn dụ yến về, có thể đếm được số con trong đàn, ghi nhận được giờ giấc và sinh hoạt của chúng.

Giai đoạn hồi hộp nhất là tạo âm thanh dụ yến về tổ sao cho thu hút loài vật này. "Ban ngày tiếng kêu dụ yến về khác với chiều tối. Tôi sẽ không thể quên những ngày đầu tiên yến về nhà mình, niềm vui lúc ấy thật đặc biệt", ông Hà bày tỏ.



Nhiều ngôi nhà ở TP HCM được xây dựng với mục đích nuôi chim yến. Ảnh: Trung Tín

Sau giai đoạn dụ yến về là thời kỳ loài vật này bắt cặp, tìm bạn tình và sinh sản để nhân số lượng thành viên trong đàn. Phải từ 6 tháng đến một năm thì việc thu hoạch tổ yến mới ổn định. "Bây giờ, tôi có niềm vui nho nhỏ là buổi sáng tinh mơ dõi theo đàn yến rời tổ kiếm ăn, chiều muộn lại bật camera để xem chúng về nhà. Với tôi đó là công việc bình yên và nhàn nhã, có thể nhờ nó để an hưởng tuổi già ", ông Hà trải lòng.

Đầu tư xây nhà yến chỉ mới được 6 tháng, chị Đào Thị Hà Phương, ngụ quận Gò Vấp, bộc bạch: "Phần cao nhất của nhà tôi dành cho yến ở, trong đó xây sẵn những ngăn để chúng làm tổ. Để đi đến quyết định suất đầu tư này tôi cũng có chút liều lĩnh vì xác suất thành công là năm ăn năm thua".


Chị Phương kể, khi khảo sát một số chuyên gia đánh giá quận Gò Vấp có thể nuôi được loài chim này nhưng tỷ lệ thành công không cao bằng quận 7 và huyện Cần Giờ, chị đã rất đắn đo. Thế nhưng vì bị hấp dẫn bởi thương vụ làm ăn này nên chị thuyết phục ông xã liều một phen.

Mỗi ngày đi làm về cả nhà đều háo hức theo dõi đàn yến qua video. Lúc ban đầu chỉ có vài con trong nhà ai cũng lo lắng. Thế nhưng rồi số lượng yến tăng lên theo từng tuần, đến tuần thứ 8 thì yến về nhiều hơn. "Lúc đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm và lấy việc xem yến xây tổ hàng ngày là một niềm vui", chị Phương nhớ lại.

Còn bà Nguyễn Thị Kim (quận Tân Bình) có một nhà kho cũ bỏ phế nhiều năm nay không dùng đến, nay cũng tính chuyện đầu tư nuôi chim yến. Bà Kim cho hay: "Nếu khảo sát và tính được suất đầu tư, tôi sẽ không ngại cải tạo nhà trống để nuôi yến. Tôi đã gần 60 tuổi, niềm vui của tuổi già sẽ trông cậy vào đây".

Bà Kim háo hức hẹn gặp với một nhóm nhà đầu tư có ý định kinh doanh mô hình nuôi yến trong nhà để khảo sát tình hình và học hỏi kinh nghiệm. Mọi người thậm chí còn lập thành một hội cho có bạn có bè để mách nước nhau. "Buôn có bạn, bán có phường, tôi chân ướt chân ráo học nghề nuôi chim yến nên phải tìm và kết bạn, trước là kinh doanh, sau là tìm niềm vui lúc tuổi già", bà Kim nói.

Với người theo nghề này, quan điểm kinh doanh của họ thuận theo câu "chim trời cá nước", tức là nếu yến về nhà ai thì người đó hưởng lợi, còn nếu yến chẳng về thì đành ngậm ngùi nhận thất bại. Tuy nhiên, theo những người có thâm niên, muốn nuôi được yến phải có bí quyết, công nghệ và đầu tư nghiêm túc ngay từ giai đoạn khảo sát.

Theo khảo sát của các công ty cung cấp công nghệ và dịch vụ nuôi chim yến trọn gói tại TP HCM, Sài Gòn là một trong những địa bàn lớn có chim yến sinh sống, tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ, nơi có khí hậu biển, nhiều sông ngòi kênh rạch, thổ nhưỡng thích hợp, bao bọc bởi khu rừng ngập mặn. Ngoài ra, đàn yến cũng có mặt ở khu nội đô như: quận 2, 3, 7, 9, 10, Gò Vấp...

Theo VNEXPRESS.NET

NHÀ NUÔI YẾN BẠC LIÊU





Hiện nay công ty TNHH Thanh Thịnh đang thi công phần thô nhà nuôi Yến Bạc Liêu, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2012

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

NHÀ NUÔI YẾN QUẢNG NAM

Quảng Nam nổi tiếng với Cù Lao Chàm, không chỉ về cảnh đẹp thiên nhiên mà còn về 1 đặc sản quý hiểm- Yến đảo hay còn gọi là Hải Yến. Sự quý hiếm của Hải Yến trước hết là do địa bàn sinh sản chỉ có ở Đông Nam Á. 

Hằng năm, từ cuối tháng 11 âm lịch loài Yến từ Cù Lao Chàm bắt đầu nhả nước bọt kéo thành những sợi nhỏ như những dãi trắng bám vào vách đá cheo leo của hang động. Gặp gió, các dãi trắng mờ ban đầu chuyển màu đục dần rồi quánh lại cuộn thành hình vỏ sò, hình dạng giống chiếc tai nên gọi là tai yến. Mỗi năm khai thác được 2 kỳ vào khoảng tháng 4 và tháng 8 dương lịch.

Ngày nay tại Quảng Nam, người dân đã biết được những phương pháp dẫn dụ yến vào làm tổ trong nhà, và đã có những thành công nhất định, thu được sản lượng tổ yến ổn định hàng năm.

Vì những nguồn lợi thiên nhiên ban tặng vô giá như trên, chủ đầu tư của Thanh Thịnh mạnh dạn triển khai làm nhà nuôi yến tại đất liền với sự hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, tư vấn thiết kế nhà yến, thu mua tổ theo giá thị trường...

Một số hình ảnh nhà yến sắp làm ở Quảng Nam: