HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH NHÀ YẾN


Để đạt được hiệu quả cao nhất sau khi đưa nhà Yến vào sử dụng đòi hỏi căn nhà Yến của bạn phải được vận hành thật tốt đảm bảo các quy trình, yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chúng tôi xin gửi tới các bạn hướng dẫn vận hành nhà Yến. Hy vọng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả khi thu hoạch Yến
 
 Tiêu chuẩn môi trường trong nhà Yến
    • Nhiệt độ : 27 - 310C (lý tưởng từ 28 - 290C)
    • Độ ẩm : 75 - 95% (lý tưởng từ 85%)
    • Ánh sáng : 0.002 lux
  1. Hệ thống phun sương ngoài trời
    - Chim Yến thường thích thú khi bay lượn xuyên qua làn nước có hạt nhỏ li ti, máy phun sương nhằm thu hút chim Yến lại gần căn nhà Yến đang trong qúa trình dụ chim. Ngoài ra hệ thống phun sương có tác dụng làm mát căn nhà.
    - Thời gian hoạt động của máy theo chương trình: ( có thể thay đổi chương trình bằng cách chỉnh timer).
    1/ 9h - 9h15 6/ 14h - 14h15
    2/ 10h - 10h15 7/ 15h - 15h15
    3/ 11h - 11h15 8/ 16h - 16h45
    4/ 12h - 12h15 9/ 17h - 18h
    5/ 13h - 13h15
  2. Hệ thống tạo ẩm
    - Máy tạo ẩm có tác dụng điều tiết độ ẩm trong nhà Yến, do đó việc vận hành máy tạo ẩm phụ thuộc vào tình trạng độ ẩm hiện thời trong nhà Yến bằng việc theo dõi độ ẩm thông qua ẩm kế chuyên dụng . Thông thường máy tạo ẩm được vận hành hàng ngày theo chu kỳ mỗi giờ chạy 1-5 phút. Máy được cài đặt chạy mặc định thông qua thiết bị hẹn giờ Timer. Chủ nhà thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong nhà bằng ẩm kế, nếu độ ẩm không đạt chuẩn như trên thì cần điều chỉnh thời gian hoạt động của máy tăng hoặc giảm bằng cách điều chỉnh thời gian hẹn giờ trên timer.
    - Chủ nhà kiểm tra bép phun ẩm 1 tuần / lần. Nếu bép bị tắc thì tiếng hành tháo béc ra và thông béc lại. Nếu độ ẩm trên 90% thì phải tắt máy phun sương trong nhà và tiến hành thông thoáng để độ ẩm hạ xuống.
    - Thời gian hoạt động của máy theo chương trình: ( có thể thay đổi chương trình bằng cách chỉnh timer).
    1/ 8h - 8h05 6/ 13h - 13h05
    2/ 9h - 9h05 7/ 14h - 14h05
    3/ 10h - 10h05 8/ 15h - 16h05
    4/ 11h - 11h05 9/ 16h - 16h05
    5/ 12h - 12h05
  3. Hệ thống âm thanh
    • Máy âm thanh là thiết bị quan trong nhằm dẫn dụ chim Yến lại gần và chui vào căn nhà Yến trong thời gian dụ Yến ban đầu.-
    • Âm thanh bên ngoài nhà thường được phát từ 5h30 đến 19h. Máy hoạt động 180 phút, nghỉ 15 phút.
    • Âm thanh bên trong nhà thường được phát từ 0h – 24h, Máy hoạt động 180 phút, nghỉ 15 -30 phút.
    • Chủ nhà thường xuyên kiểm tra khả năng hoạt động của máy và các loa phát đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định đem lại hiệu quả dẫn dụ cao.
  4. Một số lưu ý
KHÔNG:  Tham quan, kiểm tra, thu hoạch, cải tạo nhà yến vào những khoảng thời gian sau:
+ Sáng : 5h - 8h
+ Trưa : 11h - 13h
+ Chiều : sau 16h
Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt địch hại: Gián, kiến, chuột, cú, chim heo. Khi có các loại địch hại này phải tiến hành xử lý ngay.

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

NUÔI CHIM YẾN- HƯỚNG LÀM GIÀU MỚI Ở BẠC LIÊU


Ở Bạc Liêu ít ai nghĩ rằng có chim yến, chim én, đặc biệt là chim yến quý, loại chim cho tổ là yến sào. Vậy mà vùng đất lành này đang có ngày càng nhiều cá thể yến sinh sống.

Do đó nhiều người dân, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đổ xô đi nuôi chim yến, mở ra hướng chăn nuôi mới - nuôi yến thương phẩm.

Lộc trời ban tặng

Cứ vào buổi sáng sớm hay chiều tối ở thị xã Bạc Liêu, đàn chim kéo về bay lượn rợp cả khung trời. Lớp bay, lớp đậu khắp trên nóc nhà dân, dây điện, cột đèn, ăngten, cửa sổ, lan can...

Anh Trần Thanh Phong, ở thị xã Bạc Liêu cho biết, khoảng năm 2004, một đàn yến không rõ từ đâu bay về cư ngụ trên nóc nhà của Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Chỉ trong một thời gian, đàn chim yến ở đây đã phát triển mạnh về số lượng.

Cũng vì sự hiện diện của loài chim quí hiếm này và những giá trị to lớn do chúng mang lại nên ở Bạc Liêu có nhiều người tận dụng triệt để căn nhà mình đang ở để… nuôi yến.

Người nuôi chim yến thành công trong nhà là anh Bành Văn Đằng (phường 1, thị xã Bạc Liêu), một trong những người đi tiên phong trong nghề nuôi chim yến tại gia ở Bạc Liêu. Anh Đằng tận dụng sân thượng của căn nhà và đầu tư gần 80 triệu đồng mua máy phát tín hiệu âm thanh, máy phun sương để tạo độ ẩm…Sau một thời gian dẫn dụ, yến đã bắt đầu về cư ngụ, làm tổ.

Hiện tại đàn yến đã phát triển lên đến gần 2.000 con, cho hàng trăm tổ yến, hứa hẹn một kết quả khả quan từ tổ yến mang lại. Hiện ở Bạc Liêu có nhiều hộ dân đầu tư để nuôi yến, đặc biệt các trụ sở, cơ quan, như tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm lưu trữ… đã có nhiều đàn chim yến về trú ngụ, làm tổ.


Nhà nhà nuôi yến

Anh Bành Văn Đằng cho biết: “Bí quyết để thành công trước hết là kỹ thuật dẫn dụ yến vào nhà, kế đến là tạo ra môi trường thoáng mát, sạch, yên tĩnh, ít người lui tới và vật liệu cho chim làm tổ phải mềm, không có mùi vị khác thường, chủ yếu làm bằng gỗ”.

Yến sinh sống tại Bạc Liêu làm tổ không khác gì yến sống trên các hốc đá ven biển. Tổ yến được tạo ra bằng chính nước bọt của yến tiết ra rồi kéo thành sợi nhỏ, cuộn lại giống hình vỏ sò, gọi là yến sào, thứ tổ này giá trị cực lớn.

Theo những hộ nuôi yến và kinh nghiệm nuôi yến các nơi, cứ 1.000 con yến có thể làm 400 tổ/mùa, mỗi tổ được 10gr yến sào. Giá yến sào trung bình hiện nay từ 30-40 triệu đồng/kg.

Có thể nói, nuôi yến trong nhà hiện nay là một nghề độc nhất vô nhị, mở ra nhiều tiềm năng và triển vọng. Nếu định hướng và phát triển đúng, chỉ một thời gian không lâu Bạc Liêu sẽ phát triển mạnh nghề nuôi yến để lấy yến sào.

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI YẾN


Nghề nuôi yến, không đơn giản. Cách mà ta thấy thông thường nhất ở nghề nuôi chim yến là dẫn dụ chim yến bay về. Ngoài việc chọn vị trí cho phù hợp với chim yến, ta còn phải lựa chọn mùi, âm thanh cho phù hợp để dẫn dụ chim yến về làm tổ. 

Trong đó, việc đầu tiên mà người nuôi chim yến phải chuẩn bị đó là nơi cư trú dành cho yến. Vì vậy, để bắt đầu tìm hiểu hoặc đầu tư ngành nghề nuôi Yến, chúng ta phải tìm hiểu về các điều kiện đầu tư cơ bản sau để tự xác định được mức độ quy mô đầu tư ngay từ ban đầu sao cho hợp lý về kính phí...

Để chủ động và đưa ra các giải pháp đầu tư. Người nuôi yến (NNY) cần tìm hiểu thật kỹ một cách cặn kẽ thông qua việc đặt các câu hỏi cho các DN trong ngành Yến và phải thỏa mãn được tất cả những thắc mắc mà lâu nay NNY thường ấp ủ và nghi ngại khi đi đến quyết định đầu tư Nuôi Yến.

Nếu NNY đi đến quyết định đầu tư thì phải xác định được rằng đây là một ngành nghề cần phải đầu tư lâu dài, phải đam mê và rất am hiểu về nó. Nghề yến không phải như những nghề mà chúng ta thường đầu tư trước đây như: nuôi heo, nuôi gà công nghiệp, nuôi tôm sú....sẽ thấy lợi nhuận ngay trong năm mà NNY đầu tư...còn nuôi chim Yến được thu hút về làm tổ một cách tự nhiên và thức ăn của chúng ăn từ những con côn trùng trong không gian và bay trên 800m so với mặt đất.... 

Vì vậy, chúng ta chỉ cần áp dụng công nghệ bằng phương pháp dẫn dụ, dần dần chim sẽ về làm tổ và gây đàn giống mới và thu hút thêm các đàn khác về làm tổ. Chính vì thế, việc nuôi Yến thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố quan trọng trong suốt quá trình mà NNY đầu tư nuôi và kết hợp kỹ năng chuyên môn của các chuyên gia tư vấn nghề Yến mà NNY gửi gắm để đi đến quyết định đầu tư ...

Khi xác định được các vấn đề trên chúng ta sẽ đi đến tìm hiểu về các chi phí đầu tư cơ bản sau:

Để đầu tư chúng ta có 03 phần đầu tư cơ bản ( áp dụng cho những NNY đầu tư mới 100%) bao gồm:

+ Chi phí thứ nhất: đất đai (vị trí cần đầu tư mới 100%)
+ Chi phí thứ nhì: xây dựng cơ bản (phần xây dựng nhà thô)
+ Chí phí thứ ba: Chi phí đầu tư về công nghệ để dẫn dụ chim về làm tổ. Trường hợp, nếu chúng ta đã có đất và có nhà thì chúng ta chỉ cần xác định chi phí đầu tư công nghệ còn lại và được tính trên m2....

NNY lưu ý:
+ Chi phí đầu tư về ngành Yến chủ yếu chỉ đầu tư một lần vào ban đầu.
+ Chi phí kế tiếp thường chỉ phát sinh tiền điện nước hằng tháng hoặc chi phí bảo trì bảo dưỡng thay thế (nếu có, nhưng rất ít).

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CHÚNG TÔI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRONG THÁNG 4, 2012?

Thông tin hoạt động thực tế trong tháng 04.2012, Thanh Thịnh gởi đến bạn BẢNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 04. 2012, bao gồm các thông tin sau:
  1. Tổng quan về Thanh Thịnh
  2. Các dự án hoàn thành và hoạt động trong tháng 04.2012
  3. Các dự án đã khảo sát và tư vấn trong tháng 04.2012
  4. Kinh nghiệm đầu tư nhà nuôi yến thành công: LỰA CHỌN KÍCH THƯỚC NHÀ NUÔI YẾN
Xem chi tiết, bạn download TẠI ĐÂY

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA YẾN

Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực ôn đới và nhiệt đới, nhưng khi tới mùa đông  thì các loài yến sống ở vùng ôn đới di trú về vùng nhiệt đới.

Ở Việt Nam, chim yến sinh sống rất nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam như :
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Daklak, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh và Kiên Giang

Tuy nhiên không phải mọi địa điểm trại các Tỉnh nêu trên đều có thể nuôi chim Yến. Thường mỗi tỉnh có một vài điểm trong bán kính 5km có thể nuôi tốt.



Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org