TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN


Xây dựng nhà yến là một công việc đầu tiên phải làm khi bước chân và lĩnh vực nuôi chim yến, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bạn những điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà yến tạo sự khởi đầu thành công.

1. Địa điểm:
Khảo sát để biết lượng chim trung bình tại khu vực muốn xây dựng. Trung bình trên 10 cặp là có thể xây. Cần xét thêm về sinh cảnh khu vực muốn xây, nếu gần vùng biển, sông hồ, gần vùng đầm lầy hay rừng cây có nguồn thức ăn dồi dào, khu vực có khí hậu ôn hòa hơn những vùng lân cận… thì sản lượng thu hoạch sau này cao hơn.
Tránh xây dựng nơi đã có quá nhiều nhà nuôi yến do nhiều chi phí, độ rủi ro cao.
2. Diện tích:
Tùy thuộc vào khả năng của chủ đầu tư

Kích thước nhà nuôi yến lý tưởng là: rộng >=6m, dài >=15m, cao >=2 tầng. 
3. Những yếu tố kỹ thuật căn bản:
Phần xây:
- Nên làm tường 2 lớp, thông gió chéo, mái đỗ sàn có lớp đệm để bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm cho một quá trình lâu dài.
- Chống thấm và thoát nước mặt sàn tốt (phần quan trọng), có nhiều cách làm bảo đảm và tiết kiệm như sử dụng lưới, nylon…
- Bố trí hồ nước trong nhà (tầng trệt) để duy trì nhiệt độ, độ ẩm ổn định, hỗ trợ hệ thống tạo ẩm.
- Độ cao mỗi tầng trung bình 3m đến 3,5m.
- Phòng lượn thông suốt, bảo đảm cho chim sải cánh thoải mái, diện tích tối thiểu 20m2. Độ cao tối thiểu 2m tính từ mái sân thượng, bố trí thông gió, cách nhiệt.


4. Lắp đặt nhà Yến : bao gồm 4 phần căn bản.
Phần gỗ:
 
- Là phần quan trọng do chim trực tiếp làm tổ, được gắn trực tiếp lên trần nhà theo quy cách 30 x 90cm; 40 x100cm; 40 x 120cm.
- Những điểm cần lưu ý: gỗ chuyên dụng nhà yến đã qua sấy khô, bào rãnh cho chim bám. Mặt gỗ rộng 15; 20cm, dày 2cm. Phần mặt dài của ô gỗ (90,100,120) phải đặt vuông góc với hướng vào của chim (song song với miệng lỗ).
- Lắp gỗ phải bảo đảm vuông góc, đều, không được hở trần.


Phần âm thanh:
 
- Loa góc trong nhà: Sử dụng loại loa chuyên dụng (đế thạch anh), lắp và đi dây theo bản vẽ chi thiết của kỹ thuật. Trung bình 100m2 sử dụng 30 cặp loa. Đi dây theo chuẩn Hifi.

- Loa dẫn dụ: Sử dụng những loại loa chuyên dụng công xuất lớn hơn loa góc, đặt tại những vị trí thông tầng, thông phòng để trung chuyển chim vào hệ thống loa góc sinh sống.

- Loa miệng lỗ: Sử dụng một loa đặc biệt âm thanh lớn làm loa trung tâm miệng lỗ (loa hút chim), bên cạnh đó hỗ trợ bằng 2 loa dẫn dụ.

- Loa mái nhà: Loa có tần số cao để gọi chim từ xa về tập trung trên mái nhà yến,thông thường sử dụng loại loa có họng dài để khuếch đại tần số, làm bằng nhựa hoặc gang, chống được nước mưa, đế thạch anh tạo độ bền cao, đặt trên đỉnh mái nhà, có độ nghiêng để nâng cao tần số khuếch đại và giảm tiếng ồn.

- Ampli: Sử dụng ampli riêng biệt cho mỗi hệ thống loa. Loại ampli chuyên dụng của Malysia có đầu đọc USB, thẻ nhớ như Denn, Nikodo, Nippon...sử dụng rất tốt. Điều chỉnh âm lượng của từng hệ thống sao cho phù hợp, giảm dần từ loa mái nhà vào đến loa góc.

- Tiếng chim: Gồm tiếng ngoài nhà, tiếng trong nhà và tiếng miệng lỗ (sử dụng trong trường hợp chim về nhiều nhưng hạn chế ra vào miệng lỗ trong thời gian dài).

Phần tạo ẩm Gồm hệ thống tạo ẩm trong nhà; ngoài nhà.

Trong nhà : Dùng béc phun sương hoặc một số máy phun sương chuyên dụng nhập khẩu Malaysia để duy trì độ ẩm ổn định, tránh phun gần phần gỗ hay để đọng nước ra sàn. Không được phun qúa nhiều, tùy theo thời điểm khí hậu và đặc điểm địa lý để cài đặt giờ phun hoặc mức phun tự động.

Ngoài nhà : Làm mát hệ thống mái nhà, cho chim tắm trong những ngày nắng nóng. Sử dụng những béc phun lớn tạo hơi sương, hạ thấp nhiệt độ và nâng độ ẩm cho một khoảng không khí bảo phủ quanh mái nhà, giúp chim cảm nhận được sự khác biệt so với những vùng lân cận. Thời điểm cần duy trì thường xuyên: 12h – 17h30.
- Hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm bằng hồ nước, thùng nước đặt trong nhà (tránh làm hồ nước những tầng trên).
- Làm hào nước quanh nhà để ngăn chặn kiến, gián, chuột và hỗ trợ luồng không khí mát cho hệ thống thông gió.
Phần hóa chất : gồm 2 loại
- Hóa chất tạo mùi: Tạo mùi bầy đàn, xóa đi những mùi không cần thiết như mùi gạch đá xi măng, mùi do thi công, mùi gỗ…Tạo nên một bầu không khí như có hàng trăm cặp chim đang ở trong nhà. Thông thường sử dụng 4 loại kết hợp: KW3, PW, bột mùi (trắng) và phân chim thật.

- Hóa chất kích thích (hormone; pheromone): kích thích tuyến nước bọt, tạo mùi hưng phấn cho chim ở lại và làm tổ.Sử dụng nhiều trong trong trường hợp chim vào nhà nhiều nhưng ít ở, ít làm tổ.
Những phần phụ trợ khác
Timer cơ: Cài đặt hệ thống tự vận hành cho nhà Yến.

Đèn chống cú: bàn chông chống cú: Ngăn không cho chim săn mồi bay vào nhà Yến.

Lọc nước: Chống phèn, tạo nguồn nước sạch cho hệ thống tạo ẩm hoạt động tốt.

Camera: đầu ghi: Giúp theo dõi nhà Yến từ xa, tránh ra vào làm ảnh hưỡng tới chim trong thời gian đầu 
thăm dò nhà Yến.

Bộ dự trữ điện: Có thể dùng bình Acquy xe hơi kết hợp với Inverter tự động đảo chiều để duy trì cho hệ thống âm thanh hoạt động những khi mất điện

Tổ giả Gắn gần loa trong nhà để chim yên tâm ở lại trong thời gian chưa làm tổ, và những con chim non tự tin quẹt tổ trong lần đầu sinh sản…

Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ YẾN



Để chuẩn bị cho công tác đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến, một số công việc cần chuẩn bị cần thiết như sau:

1. Thu thập thông tin đầu vào: Tìm hiểu sơ về chim yến; Tìm hiểu sơ về kỹ thuật tổ chức quản lý khai thác nhà nuôi chim yến; Tìm hiểu thông tin chi phí đầu tư; Tìm hiểu thông tin về nơi xây dựng nhà yến (Nếu đã có người nuôi trong phạm vi 500m thì không nên nuôi); Tìm hiểu nguyên tắc chính để thành công việc nuôi chim yến.

2. Thu thập thông tin đầu ra: giá bán/kg tổ yến; nơi tiêu thụ; cách quản lý khai thác.

3. Ước tính hiệu quả dự án đầu tư: tính toán hiệu quả đầu tư dự án, nếu hiệu quả và có đủ điều kiện cần thiết thì thực hiện bước kế tiếp, nếu không thì quyết định ngưng dự án.

4. Tiếp cận với các công ty tư vấn xây dựng nhà yến để được tư vấn thêm.

5. Tổ chức khảo sát nơi xây dựng nhà yến: khảo sát lượng chim qua phát loa gọi chim, khảo sát đất / nhà. Nếu kết quả đo có một số lượng chim nhất định và vị trí đầu tư cho phép thì quyết định đầu tư.



Để nhận thêm thông tin về giá và bí quyết đầu tư nhà nuôi yến vui lòng đăng ký tại đây  http://baogia.nuoichimyen.org

NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ LẤY TỔ: RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Sau những loạt phóng sự, bài viết của các phương tiện truyền thông, báo chí,cộng với những tin đồn về những ngôi nhà Yến thu nhập hàng tỷ đồng mỗi tháng đã dấy lên sự quan tâm của dư luận. Những căn nhà Yến được ồ ạt dựng lên. Một số rất thành công,đạt doanh thu hàng chục đến trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà Yến với mức đầu tư hàng tỷ đồng nhưng sau 1,2 năm vẫn chưa có thu hoạch hoặc có nhưng rất ít.

Theo chúng tôi, mọi việc rõ ràng không đơn giản như người ta thường nghĩ. Nhưng nếu biết thận trọng, kiên nhẫn và đặt một nền tảng vững chắc cho ngôi nhà Yến của mình, khách hàng sẽ yên tâm về một chỗ dựa kinh tế cho tương lai.

Rủi ro :

- Do sai quan niệm : một số người không hiểu rõ bản chất của nghành nuôi chim Yến nên quá kỳ vọng vào một mức doanh thu cao, hoặc lợi nhuận thu về trong một thời gian ngắn. Nên khi chim Yến vẫn đang trong quá trình thăm dò, hay chưa đến mùa chim sinh sản mạnh, thời tiết xấu, không ổn định,những trường hợp này thường tự ý thay đổi bố trí nhà Yến, thay đổi tiếng chim,thường xuyên ra vào…

- Do sai kỹ thuật : rất nhiều trường hợp mắc phải lỗi này. Nghành nuôi chim Yến phát triển, nhu cầu xây dựng nhà nuôi chim nhiều.Và kiến thức của chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Lợi dụng điểm đó, rất nhiều cá nhân dù biết sơ qua một vài mô hình nhà nuôi Yến đã mạnh dạn lập công ty hay tự đứng ra nhận xây nhà nuôi chim Yến. Nhưng những cá nhân này và cả khách hàng không biết rằng phần xây dựng lắp đặt chỉ là phần căn bản, là kiến thức phổ thông, chiếm 50% tỉ lệ thành công. Khi gặp trường hợp khó khăn như chim về ít, tỉ lệ ở không đạt…thì chính kinh nghiệm mới là điểm mấu chốt để khắc phục.

- Do nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý : quá kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại của việc nuôi chim Yến, nhiều người đã vay mượn, cầm cố thế chấp tài sản để xây dựng một căn nhà chim mà quên rằng trung bình sau 1 năm từ khi bắt đầu đưa nhà Yến vào hoạt động mới bắt đầu có được thu hoạch.

- Do quy mô & địa điểm không phù hợp : ở những vùng mật độ chim thưa, lượng chim trung bình thấp, hay khu vực nhiều chim nhưng cũng đã có quá nhiều nhà nuôi Yến. Xây dựng những căn nhà Yến diện tích lớn là hoàn toàn sai lầm. Những căn nhà Yến có diện tích trung bình 200m2, nếu chim ở đạt đến mức tối đa thì thu hoạch hàng tháng lên đến 5kg tổ thô,một con số không dễ dàng đạt được. Nếu xây dựng một diện tích lớn hơn phát sinh quá nhiều chi phí, công quản lí mà phần diện tích dư thừa nhiều.

- Do quản lý không tốt : sau khi đưa nhà Yến vào hoạt động, phần theo dõi tiến triển, theo dõi hoạt động máy móc, điều chỉnh hệ thống auto cho phù hợp.

Lợi nhuận :

- Những căn nhà Yến thành công trong khắp cả nước đã chứng minh cho những giá trị kinh tế và tiềm năng to lớn mà một căn nhà Yến mang lại. Giá Yến tổ trắng thô trung bình trên thị trường vào khoảng 35 triệu/kg. Ở những khu vực mật độ chim hoang dã dày (tính trên lượng chim & số lượng nhà nuôi), nếu xây dựng căn nhà Yến bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, trung bình sau 1 đến 2 năm có thể đạt mức thu hoạch 1kg/tháng. Nhưng thông thường đây là những căn đầu tiên xây dựng tại khu vực.

- Mỗi năm chim Yến sinh sản 2-4 lần,mỗi lần trung bình 2 trứng, tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu, nơi ở..Và với đặc tính chung thủy của chim Yến, người nuôi có thể chắc chắn sau 1 năm số lượng chim trong nhà sẽ tăng trưởng từ 2 đến 4 lần.

- Giá trị của tổ Yến sẽ khó giảm trong tương lai cho dù lượng nhà nuôi đang phát triển nhanh về số lượng do nhu cầu ăn tổ Yến trong và ngoài nước còn rất nhiều, những đơn hàng xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc hiện nay vẫn chưa đáp ứng được.

 Vậy, đâu là bản chất thật sự của nghành nghề này? Liệu nghề nuôi chim Yến có là một cơ hội làm giàu hay chỉ tiềm ẩn những rủi ro lớn??? Để tìm hiểu thêm thông tin về nghề nuôi yến xin vui lòng đăng ký tại đây
http://baogia.nuoichimyen.org